Hàng trăm sinh viên hóa 'cô dâu' trong bài thi học kỳ

05/01/2025
|
0 lượt xem
Giáo Dục Tin Tức
Hàng trăm sinh viên hóa 'cô dâu' trong bài thi học kỳ

Sáng 15/11, hơn 70 sinh viên năm cuối tập trung trong sân trường, chờ trình diễn váy cưới. Đây là bài tập cuối kỳ môn học Áo cưới của khoa Công nghệ may và Thiết kế thời trang. Phần thi diễn ra trong bốn buổi, với gần 300 sinh viên.

"Môn học này khó, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhưng sinh viên khá yêu thích. Việc tự làm áo cưới sẽ giúp nâng cao tay nghề, từ đó có thể thiết kế được nhiều trang phục khác", Tiến sĩ Nguyễn Mậu Tùng, trưởng khoa cho biết.

Sáng 15/11, hơn 70 sinh viên năm cuối tập trung trong sân trường, chờ trình diễn váy cưới. Đây là bài tập cuối kỳ môn học Áo cưới của khoa Công nghệ may và Thiết kế thời trang. Phần thi diễn ra trong bốn buổi, với gần 300 sinh viên.

"Môn học này khó, đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhưng sinh viên khá yêu thích. Việc tự làm áo cưới sẽ giúp nâng cao tay nghề, từ đó có thể thiết kế được nhiều trang phục khác", Tiến sĩ Nguyễn Mậu Tùng, trưởng khoa cho biết.

Sinh viên diện áo cưới do mình thiết kế lên sân khấu, chi phí mỗi bộ thường từ 2 đến 5 triệu đồng. Trong gần 300 sinh viên thi hết môn đợt này có khoảng 10 nam sinh, phần lớn thuê hoặc nhờ người khác trình diễn.

Sinh viên diện áo cưới do mình thiết kế lên sân khấu, chi phí mỗi bộ thường từ 2 đến 5 triệu đồng. Trong gần 300 sinh viên thi hết môn đợt này có khoảng 10 nam sinh, phần lớn thuê hoặc nhờ người khác trình diễn.

Trước giờ thi khoảng hai tiếng, sinh viên hỗ trợ nhau làm tóc, chỉnh váy, trang điểm.

"Em rất thích màu xanh nên chọn tông này để làm váy cưới thay vì trắng thường thấy. Em chọn kiểu thiết kế đơn giản nhưng vẫn tạo được nét riêng, hài hòa với vóc dáng", Nguyễn Thị Hoàng Phúc, 23 tuổi, nói.

Phúc cho hay đây là lần đầu thiết kế và may áo cưới, mất khoảng ba tuần. Do cận thị và đi guốc cao, nữ sinh nói hơi hồi hộp trước khi vào thi, sợ gặp sự cố khi trình diễn.

Trước giờ thi khoảng hai tiếng, sinh viên hỗ trợ nhau làm tóc, chỉnh váy, trang điểm.

"Em rất thích màu xanh nên chọn tông này để làm váy cưới thay vì trắng thường thấy. Em chọn kiểu thiết kế đơn giản nhưng vẫn tạo được nét riêng, hài hòa với vóc dáng", Nguyễn Thị Hoàng Phúc, 23 tuổi, nói.

Phúc cho hay đây là lần đầu thiết kế và may áo cưới, mất khoảng ba tuần. Do cận thị và đi guốc cao, nữ sinh nói hơi hồi hộp trước khi vào thi, sợ gặp sự cố khi trình diễn.

Trong lúc chờ đến lượt, Võ Minh Thành (phải) cùng bạn trang điểm lại cho người mẫu. Nam sinh cho biết tất cả khâu, từ lên ý tưởng, thiết kế, may, đính hạt cườm đều tự làm, trong gần một tháng. Kinh phí thực hiện hơn ba triệu đồng.

"Tôi làm theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn và tham khảo trên mạng, khó nhất là công đoạn đính hạt cườm", Thành nói. Nam sinh định giữ lại trang phục làm kỷ niệm hoặc tặng cho người mình quý mến.

Trong lúc chờ đến lượt, Võ Minh Thành (phải) cùng bạn trang điểm lại cho người mẫu. Nam sinh cho biết tất cả khâu, từ lên ý tưởng, thiết kế, may, đính hạt cườm đều tự làm, trong gần một tháng. Kinh phí thực hiện hơn ba triệu đồng.

"Tôi làm theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn và tham khảo trên mạng, khó nhất là công đoạn đính hạt cườm", Thành nói. Nam sinh định giữ lại trang phục làm kỷ niệm hoặc tặng cho người mình quý mến.

Huỳnh Thị Xuân Mai chụp ảnh cùng nhóm bạn trong lúc chờ tới lượt trình diễn. Nữ sinh nói dù điểm thi thế nào thì cả nhóm vẫn thoải mái, tự hào vì đã cố gắng hết sức.

"Tôi từng làm thêm ở tiệm đồ cưới nhưng đây là lần đầu tự tay thực hiện trọn vẹn chiếc váy cô dâu nên vui lắm. Khi mặc vào, tôi cảm giác tự tin và xinh xắn hơn. Biết đâu sau này, tôi sẽ mặc chính bộ đồ này trong ngày cưới của mình", Xuân Mai chia sẻ.

Huỳnh Thị Xuân Mai chụp ảnh cùng nhóm bạn trong lúc chờ tới lượt trình diễn. Nữ sinh nói dù điểm thi thế nào thì cả nhóm vẫn thoải mái, tự hào vì đã cố gắng hết sức.

"Tôi từng làm thêm ở tiệm đồ cưới nhưng đây là lần đầu tự tay thực hiện trọn vẹn chiếc váy cô dâu nên vui lắm. Khi mặc vào, tôi cảm giác tự tin và xinh xắn hơn. Biết đâu sau này, tôi sẽ mặc chính bộ đồ này trong ngày cưới của mình", Xuân Mai chia sẻ.

Nguyễn Thị Mộng Tú cầm theo hoa hồng cho giống cô dâu. Trung bình mỗi sinh viên nhờ thêm 2 - 3 bạn trợ giúp để hoàn thành phần trình diễn.

Nguyễn Thị Mộng Tú cầm theo hoa hồng cho giống cô dâu. Trung bình mỗi sinh viên nhờ thêm 2 - 3 bạn trợ giúp để hoàn thành phần trình diễn.

Lê Thị Ngọc Huyền hồi hộp trong lúc chờ đến lượt dự thi. Bộ đồ nặng hơn một kg khiến Huyền cảm thấy hơi nặng nề. Cô cho biết trang phục được thiết kế trong hai tuần với chi phí hai triệu đồng.

"Ở đây bạn nào cũng xinh đẹp nhưng em hy vọng mình sẽ được chấm điểm tốt vì có lợi thế chiều cao", nữ sinh nói.

Lê Thị Ngọc Huyền hồi hộp trong lúc chờ đến lượt dự thi. Bộ đồ nặng hơn một kg khiến Huyền cảm thấy hơi nặng nề. Cô cho biết trang phục được thiết kế trong hai tuần với chi phí hai triệu đồng.

"Ở đây bạn nào cũng xinh đẹp nhưng em hy vọng mình sẽ được chấm điểm tốt vì có lợi thế chiều cao", nữ sinh nói.

Đội hỗ trợ giúp thí sinh chỉnh trang lại váy trước khi tạo dáng chụp ảnh.

Mỗi sinh viên có hơn một phút, cần thay đổi tư thế để thợ ảnh chụp trực diện, sau lưng, góc nghiêng.

Đội hỗ trợ giúp thí sinh chỉnh trang lại váy trước khi tạo dáng chụp ảnh.

Mỗi sinh viên có hơn một phút, cần thay đổi tư thế để thợ ảnh chụp trực diện, sau lưng, góc nghiêng.

Phương Nghi tự tin tạo dáng. Cô cho hay chọn trang phục nhỏ gọn để phù hợp vóc dáng, giúp nổi bật bờ vai của mình.

Phương Nghi tự tin tạo dáng. Cô cho hay chọn trang phục nhỏ gọn để phù hợp vóc dáng, giúp nổi bật bờ vai của mình.

Ở bên dưới, đội hỗ trợ liên tục quạt mát, trang điểm lại cho sinh viên trước khi vào phần thi.

Ở bên dưới, đội hỗ trợ liên tục quạt mát, trang điểm lại cho sinh viên trước khi vào phần thi.

Giám khảo đều là giảng viên trong khoa. Điểm thi dựa trên sự độc đáo, tính sáng tạo, chất liệu và kỹ thuật may của trang phục. Ngoài ra là khả năng trình diễn của thí sinh.

"Sau ngày thi, giám khảo sẽ coi kỹ lại ảnh chụp các tư thế trình diễn trước khi cho điểm", giảng viên Phạm Thị Thảo cho biết.

Giám khảo đều là giảng viên trong khoa. Điểm thi dựa trên sự độc đáo, tính sáng tạo, chất liệu và kỹ thuật may của trang phục. Ngoài ra là khả năng trình diễn của thí sinh.

"Sau ngày thi, giám khảo sẽ coi kỹ lại ảnh chụp các tư thế trình diễn trước khi cho điểm", giảng viên Phạm Thị Thảo cho biết.

Trong ngày đầu, môn thi diễn ra trong khoảng ba tiếng, kết thúc lúc 12 giờ. Các buổi thi khác sẽ tiếp tục trong tuần này.

Trong ngày đầu, môn thi diễn ra trong khoảng ba tiếng, kết thúc lúc 12 giờ. Các buổi thi khác sẽ tiếp tục trong tuần này.

Quỳnh Trần - Lệ Nguyễn

Tin liên quan
Tin Nổi bật