Sau khi thể thao Việt Nam trắng tay ở Olympic Paris 2024, tôi thấy nhiều người đòi hỏi phải tập trung đầu tư cho các môn Thế vận hội. Nhưng họ quên mất rằng, những năm gần đây, chúng ta đã đổ rất nhiều tiền của vào các môn như điền kinh, bơi lội, bắn súng, bắn cung, đua thuyền... Và minh chứng là ở SEA Games, chúng ta đã tiến bộ vượt trội so với các nước trong khu vực.
Nếu chỉ tính số huy chương các môn thi ở Olympic, Việt Nam vẫn dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng cái quan trọng là trình độ ở SEA Games khác hẳn với châu Á và càng xa so với thế giới. Chúng ta có thống trị các môn Olympic ở SEA Games cũng chẳng thể nào cạnh tranh được ở Asiad và Olympic, bởi khoảng cách là quá xa.
Các đoàn khác thua ta ở SEA Games nhưng vì sao họ có huy chương ở Olympic? Đó là vì họ có môn thế mạnh mũi nhọn khác, chỉ cần một, hai môn thế mạnh ở tầm quốc tế, hoặc ít nước cạnh tranh là họ sẽ có nhiều cơ hội giành huy chương và xếp trên chúng ta ở đấu trường thế giới. Nhiều người lúc nào cũng bảo phải đầu tư cho môn thi Olympic. Nhưng vấn đề là đầu tư vào những môn khó như điền kinh, bơi lộ, bắn súng... thì vài chục năm nữa cũng không khả quan.
>> Thể thao Việt Nam ngủ quên trong 'ao làng'
Vận động viên mà chúng ta đưa đi thi đa phần là những môn khó - những môn mà để đoạt được vé đi thi Olympic đã như là vé vớt rồi thì còn hy vọng được gì vào việc giành huy chương. Cái chúng ta không có đó là môn thi ngách thôi. Chứ cứ đạo tạo những môn khó để cạnh tranh với nhiều cường quốc thì vài chục năm nữa cũng chẳng có kết quả.
Có ý kiến cho rằng thể thao Việt Nam không nên chú trọng vào SEA Games mà chỉ cần tập trung cho Olympic. Nhưng nếu không có cuộc thi trường làng thì lấy gì để làm căn cứ tuyển chọn và đi thi trường huyện, trường tỉnh? Thứ nữa, nếu chỉ đi thi Olympic, tính cạnh tranh vô cùng ác liệt, trong khi thể thao Việt Nam chỉ có 16 suất tham dự, thì thử hỏi chúng ta lấy để làm căn cứ khơi dậy tinh thần thể thao? Giống như cả lớp học với 50 học sinh mà chỉ có thể chọn một, hai người đi thi thì làm gì có động lực để học, để thi.
Ngoài ra, những nền thể thao nhỏ mà không có sân chơi riêng thì khi nào mới có cơ hội để thể hiện bản thân hoặc thi thố? Chúng ta thống trị những môn như bơi lội, điền kinh... ở SEA Games những năm qua, nhưng khi ra thế giới, không phải cứ đổ tiền vào là có được thành tích cao. Cái chúng ta cần là tìm ra những môn mà các cường quốc thế giới ít tham gia để tập trung đầu tư làm môn mũi nhọn. Còn những môn chủ chốt kia, chúng ta chỉ nên tính đường dài cùng với sự phát triển của kinh tế, của thể trạng con người Việt Nam.
Tham vọng thể thao Việt Nam sau thất bại tại Olympic 2020 Giấc mơ lớn của điền kinh Việt Nam sau SEA Games 31 Chỉ tiêu thành tích SEA Games khiến Ánh Viên quanh quẩn 'ao làng' Ác mộng SEA Games Nước mắt mùa SEA Games 'Áp lực có thể khiến Việt Nam hụt vàng SEA Games 30' Tham vọng thể thao Việt Nam sau thất bại tại Olympic 2020 Giấc mơ lớn của điền kinh Việt Nam sau SEA Games 31 Chỉ tiêu thành tích SEA Games khiến Ánh Viên quanh quẩn 'ao làng' Ác mộng SEA Games Nước mắt mùa SEA Games 'Áp lực có thể khiến Việt Nam hụt vàng SEA Games 30'